Kết cuộc Thủy_chiến_Tonlé_Sap

Mặc dù sự kiện thủy chiến Tonlé Sap cùng với cuộc tàn phá kinh đô Yaśodharapura không trực tiếp hoặc ngay lập tức làm sút giảm nền văn hóa Kampuchea, nhưng nó khiến Kampuchea đánh mất uy thế trước chư hầu và tạm thời đánh dấu kết cho những cuộc tranh vị nơi vương đình. Đối với Champa, đây là điều kiện thuận lợi cho sự tái thống nhất sau hai thế kỷ phân rã, tuy rằng hình thái phong kiến vẫn được bảo trì. Từ lúc này, nền văn hóa Champa dời hẳn trọng tâm tới lãnh địa Panduranga, đồng thời đưa Po Klong Garai lên địa vị lãnh tụ của toàn khối.

Nhưng để giành được phần thắng, cũng như duy trì sự đô hộ Kampuchea, Panduranga phải gánh quá nhiều hao tổn. Bởi vậy, vào năm 1190, Jayavarman VII (lên ngôi năm 1181) nhờ sự trợ lực của Vidyanandana[4] (vương tử Vijaya, vốn bất mãn với uy thế của Panduranga) đã quật khởi phản kháng được đạo quân chiếm đóng Panduranga, vốn đã trở nên suy nhược trong thời gian quá dài lưu trú ở Kampuchea. Chẳng những thế, Jayavarman VII đuổi được tới tận lãnh thổ Champa, qua đó khối Champa lại thành phiên thuộc của Kampuchea, nhưng chỉ qua hình thức cống nạp chứ không có đóng quân như trước. Từ thời điểm này, Kampuchea không còn khả năng gây ảnh hưởng đến các tiểu quốc Champa nữa.

Về phần Po Klong Garai, ông vẫn được các đấu thủ kiêng dè và nể trọng, đối với các tiểu quốc Po Klong Garai còn lại thì Panduranga tồn tại tương đối độc lập suốt gần một thế kỷ. Trong giai đoạn trị vì sau, Po Klong Garai lo củng cố ưu thế của Panduranga bằng việc thi hành nhiều chính sách an dân, nhất là dựng các công trình thủy lợi lớn để cải tạo nông nghiệp, trình độ của quân lực cũng liên tục được tăng cường để giữ vững lãnh địa. Nhờ thế, cả KampucheaVijaya không tìm được bất cứ kẽ hở nào để trả đũa.